LÀM MỚI THƯƠNG HIỆU
Thị trường thương hiệu luôn biến động không ngừng nghỉ và thương hiệu của doanh nghiệp chỉ có thể thích ứng và phù hợp với 1 giai đoạn nào đó của thị trường, sau đó sẽ bắt buộc phải nhìn nhận lại và tiến hành làm mới thương hiệu của mình, không chỉ để thích ứng với sự thay đổi mà còn kích thích sự tăng trưởng bền vứng của doanh nghiệp.
Biểu tượng logo của vietnam airline trước và sau khi làm mới
VD: Sau một khoảng thời gian dài sử dụng biểu tượng ‘con cò’ vietnam airline đã quyết định cách mạng lại thương hiệu của mình, chuyển sang sử dụng biểu tượng ‘bông sen’ để nhắm tới thị trường khách hàng khu vực và quốc tế. Đây thực sự là lựa chọn thông minh của hãng khi thị trường việt nam và thế giới ngày một hòa nhập, thế giới phẳng đang dần hình thành, một bước đi không ngờ nhưng lợi ích không tưởng của Vietnam airline.
Đương nhiên việc bạn thực hiện một bước đi mạo hiểm cho thương hiệu của doanh nghiệp mình là cần thiết để tiến tới những cơ hội phát triển mới. Việc có một thương hiệu được người tiêu dùng nhớ đến là công sức vun đắp trong một khoảng thời gian dài của doanh nghiệp và việc làm mới thương hiệu có thực sự cần thiết hay không, là một câu hỏi khó? Và cần thời gian để chứng minh. Thay đổi có phù hợp hay không? Và tại sao phải thay đổi? Ở ví dụ: Vietnam airline đã cho ta thấy việc làm mới thương hiệu là cần thiết và họ có mục đích rõ ràng cho việc đó, có chiến lược và thời điểm phù hợp, có những yếu tố cần thiết về con người và kinh tế ...
Qua ví dụ trên ta cũng có thể thấy để thực hiện làm mới thương hiệu cần năm bắt được tình hình cụ thể của doanh nghiệp, để xây dựng một chiến lược mới tích cực và hợp lý. Xây dựng một chiến lược phù hợp quyến định 90% cơ hội thành công của cả chiến dịch.
Lợi ích của việc làm mới thương hiệu
1. Làm mới thương hiệu tăng lợi thế cạnh tranh:
Lợi thế cạnh tranh là thế mạnh của doanh nghiệp để tăng khả năng thu hút được giá trị sử dụng của khách hàng với sản phẩm của mình.
Để tăng lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ phải tiến hành những cuộc khảo sát và so sánh với đôi thủ để tìm ra điểm mạnh của bản thân, tiến hành khai thác tăng lợi thế đó cũng như phân tích điểm yếu của mình để tránh trọng tâm phát triển của đối thủ. Lợi thế cạnh tranh xuất phát từ năng lực của doanh nghiệp, để tăng lợi thế nghĩa là doanh nghiệp phải khai thác những tiềm năng của bản thân mà đối thủ không có được. Doanh nghiệp bạn cần có kế hoạch và giải pháp cụ thể để làm mới thương hiệu, từ đó tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, tăng lợi thế cạnh tranh đi tới phát triển dẫn đầu trong phân khúc thị trường sản phẩm của mình.
2. Làm mới thương hiệu để kích thích tăng trưởng.
Để tiến hành làm mới thương hiệu thành công, doanh nghiệp của bạn nên xem xét lại tổng thể thương hiệu để có chiến lược xây dựng và khai thác thương hiệu mới một các hiệu quả nhất, tăng lợi thế cạnh tranh về sau.
Có rất nhiều cách để làm mới thương hiệu, doanh nghiệp không nhất thiết phải giữ lại cho mình 1 bộ măt rệu rã, cồng kềnh tốn kém nhiều chi phí để duy trì hoạt động thay vào đó doanh nghiệp hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình 1 giải pháp thay thế, lựa chọn làm mới thương hiệu của mình kích thích tích cực vào hiệu suất sử dụng của người tiêu dùng.
Vd: Trường hợp của Romano- việt nam với hơn 10 năm có mặt tại việt nam, hình ảnh ‘Người đàn ông chuẩn men’ đã không còn phù hợp và được ưa chuộng như lúc đầu nữa, với 1 khoản chi phí chỉ ¼ giá duy trì hoạt động của thương hiệu cũ, Romano việt nam đã tiến hành làm mới thương hiệu với việc làm mới slogan với ý tưởng chủ đạo ‘Người đàn ông hãnh diện’ tấn công vào đối tượng khách hàng mới và kết quả là Romano việt nam từ một thương hiệu cũ kĩ để trở lại với Top 5 nhãn hiệu dầu gội hàng đầu việt nam với hình ảnh ‘quyễn rũ, lịch lãm hơn'
Khi doanh nghiệp bạn đã sử dụng 1 thương hiệu quá lâu, khi tiếp xúc với sản phẩm của doanh nghiệp bạn, khách hàng sẽ chỉ luôn đặt 1 câu hỏi ‘ bạn có gì mới không? có gì hấp dẫn’. Việc làm mới thương hiệu với một hình ảnh mới mẻ, trẻ trung và phù hợp hơn sẽ tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển bền vững.
3. Làm mới thương hiệu để mở rộng thị trường.
Khi doanh nghiệp đã khẳng định được ví trí trong 1 dòng sản phẩm nào đó việc bạn mở rộng thương hiệu là cần thiết, với một thị trường chung đang được tạo lập giữa Việt nam và thế giới như hiện nay, doanh nghiệp sẽ muốn hướng tới 1 tương lại phát triển bền vững với đa nghành hơn là trung thành với 1 sản phẩm duy nhất. làm mới thương hiệu không có nghĩa là bạn bỏ đi sản phẩm tâm huyết của doanh nghiệp, mà đó là tìm 1 bước đi mới dựa trên hình ảnh làm mới thương hiệu cũ.
Vd: Khi nhắc tới dòng sản phẩm iphone hẳn mọi người sẻ nhớ tới Apple, nhưng không hẳn ai cũng nhớ, Apple trước khi thành danh với dòng sản phẩm smartphone thì trước đó họ đã trở thành 1 thương hiệu nổi tiếng về máy tính và các sản phẩm về máy tính phổ biến khắp thế giới. Năm 2007 Apple đã chính thức lấn sân sang dòng sản phẩm smartphone từ việc làm mới lại thương hiệu bản thân, khiến mọi người nhắc tới họ không chỉ là một tập đoàn mạnh về máy tính mà còn là tập đoàn dẫn đầu về các dòng sản phẩm điện thoại thông minh.
Với một thế giới đang hòa nhập như hiện tại, đối với 1 doanh nghiệp chuyên nghiệp và uy tín việc làm mới thương hiệu để mở rộng thì trường là một lựa hợp lý để phát triển bền vững và lâu dài, không chỉ tăng thêm lợi nhuận mà còn hướng tới đối tượng khách hàng mới và phân khúc thị trường tiềm năng hơn.
Bạn nhận thấy rằng doanh nghiệp của mình đã gắn bó với thương hiệu cũ đã lâu, và việc thay mới là chưa cần thiết vì thương hiệu đó đã xây dựng được vị trí trong lòng khách hàng, khi đó doanh nghiệp của bạn có thể lựa chọn cách khác phù hợp hơn là làm mới thương hiệu trên nền tảng thương hiệu cũ đã gây dựng được trước đó.
Hãy lựa chọn cho mình 1 đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, nắm rõ tình hình thị trường thương hiệu, không chỉ vì sự chuyên nghiệp và uy tín mà hơn thế đó là vì sự phát triển bền vững lâu dài của thương hiệu.
Nếu doanh nghiệp của bạn cần một đội ngũ uy tín, chuyên nghiệp tư vấn làm mới thương hiệu cho mình, liên hệ Hotline Bảo phát để nhận được thông tin chi tiết:
Hotline 0968.28.22.33