QUY TRÌNH THƯƠNG HIỆU
Mỗi doanh nghiệp trên thị trường, dù lớn hay nhỏ đều hướng tới một mục tiêu phát triển chung: đó là sự phát triển bền vững, tăng thị phần sản phẩm và thu lợi nhuận. Để đạt được mục đích đó doanh nghiệp phải chiếm được niềm tin của khách hàng và được khách hàng tin tưởng, đây là nhiệm vụ hàng đầu và cũng là khó khăn nhất, vì trên thị trường kinh doanh mỗi mặt hàng đều có những chiến lược quảng bá, quảng cáo thương hiệu khác nhau, điều đó đặt ra thách thức cho các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình 1 quy trình thương hiệu phù hợp, định hướng sử dụng lâu dài.
1. Xây dựng tầm nhìn thương hiệu
Đầu tiên đó là việc xây dựng 1 chỗ đứng cho thương hiệu của mình, doanh nghiệp của bạn sẽ chẳng là gì! Nếu như thương hiệu sản phẩm không tạo được lợi thế ngay từ đâu và được khách hàng chấp nhận thì mọi cố gắng về sau sẽ trở nên lệch lạc, không đi đúng hướng. Điều tiếp theo là cần xây dựng cho thương hiệu của mình một tầm nhìn chiến lược bao quát, định hướng phát triển lâu dài, qua đó sẽ thể hiện được khát vọng, hoài bão của doanh nghiệp. Đây sẽ là mục tiêu hướng tới xuyên suốt trong tương lai, không chỉ định hình phát triển mà như 1 kim chỉ nam cho những bước đi của doanh nghiệp.
Tầm nhìn thương hiệu còn là khả năng nắm bắt thị trường và xây dựng quy chế phát triển cho doanh nghiệp, có vai trò:
- - Xây dựng mục đích phát triển lâu dài.
- - Tạo sự nhất quán trong bộ máy quản lý.
- - Định hướng sử dụng hiệu quả tài nguyên doanh nghiệp.
- - Bước đệm phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
- - Rõ ràng quy trình cho doanh nghiệp.
Tầm nhìn thương hiệu là thông điệp về sự chuyên nghiệp và quyết tâm của ban giám đốc muốn truyền tải tới khách hàng. Việc thể hiện rõ tầm nhìn chiến lược của thương hiệu là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi nhà quản trị thương hiệu.
2. Định vị thương hiệu
Khi đã xây dựng cho mình một tầm nhìn phát triển lâu dài, công việc tiếp theo của doanh nghiệp là xây dựng hệ thống định vị thương hiệu.
Định vị thương hiệu là khả năng xác lập vị trí của sản phẩm trong tâm trí của người tiêu dùng so với đối thủ cùng dòng sản phẩm. Định vị khách hàng là một công việc cực kì quan trọng, từ những sự hợp lý về vị trí của sản phẩm trong lòng khách hàng, sẽ định hướng phát triển lâu dài về sau của thương hiệu.
Các bước xây dựng quy trình thương hiệu
- Phân tích thị trường: Nghiên cứu những biến động của thị trường, nhu cầu của người tiêu dùng và hành động của đối thủ cạnh tranh, từ đó định vị hướng phát triển lâu dài cho thương hiệu.
- Phân tích khách hàng: phân tích những nhu cầu của khách hàng là quá trình quyết định sản phẩm có bán được hay không, mỗi sản phẩm chỉ nên lựa chọn cho mình 1 đối tượng khách hàng phù hợp nhất để tăng khả năng cạnh tranh, độc quyền chuyên môn về một dòng sản phẩm. Từ những kết quả phân tích khách hàng doanh nghiệp sẽ thấu hiểu nhu cầu khách hàng và tiến tới xây dựng thương hiệu phù hợp.
- Xác định lợi ích sản phẩm: Xây dựng những lợi ích về chất lượng, dịch vụ của sản phẩm từ đó kích thích nhu cầu sử dụng sản phẩm của khách hàng tạo được niềm tin với sản phẩm.
- Định hướng sản phẩm: Đã xác định được nhu cầu của khách hàng hãy xây dựng cho mình 1 định hướng thương hiệu khác biệt, chính sự khác biệt này là lý do để khách hàng lựa chọn và tin tưởng sản phẩm của doanh nghiệp bạn.
3. Tạo bộ nhận diện thương hiệu:
Khi đã xây dựng được cho mình những định hướng phát triển thương hiệu lâu dài, lúc này hãy tạo cho mình một bộ nhận diện của riêng doanh nghiệp, với bộ nhận diện chất lượng sẽ là cầu nối để đưa sản phẩm của bạn tới gần hơn với khách hàng.
Một bộ nhận diện chất lượng sẽ mang đến cho khách hàng những cảm nhận lý tính, cảm tính về sản phẩm từ đó khách hàng sẽ có nhu cầu sử dụng phẩm và tin tưởng doanh nghiệp. Một bộ nhận diện chất lượng sẽ là lời tuyên bố về giá trị của sản phẩm.
4. Truyền thông thương hiệu:
Nếu như việc xây dựng cho mình một bộ nhận diện chất lượng có tác động rất nhiều tới hình tượng sản phẩm trong khách hàng, thì việc xây dựng 1 hệ thống truyền thông thương hiệu cũng quan trọng không kém, để sản phẩm được nhiều người biết tới và tin tưởng thì việc đưa được sản phẩm tới tay khách hàng chính là mối chốt của việc bán hàng, do đó xây dựng thương hiệu chỉ mới dừng lại trong nội bộ thì chưa hoàn thành mục tiêu cuối cùng mà phải thực hiện các hoạt động truyền thông thương hiệu với thị trường như: quảng cáo, xúc tiến bán hàng, quan hệ công chúng, bán hàng cá nhân và marketing trực tiếp thì thương hiệu mới đi đến tâm trí khách hàng và giải quyết được vấn đề.
Hoạt động truyền thông chính là lời nói của thương hiệu, muốn sản phẩm tới tay người tiêu dùng thì bạn phải thuyết phục khách hàng bằng sản phẩm truyền thông của mình, ngoài ra truyền thông cũng chính là cầu nối, công cụ duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp của bạn và khách hàng.
Nếu doanh nghiệp của bạn đang có nhu cầu xây dựng 1 quy trình thương hiệu lâu dài và chắc chắn cho doanh nghiệp của mình.
Hãy liên hệ với Bảo Phát để nhận được những sự tư vấn bổ ích:
Hotline: 0968.28.22.33